Văn AK5
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Cảm nhận tập thơ sắp xuất bản NỖI NHỚ THỜI GIAN bài 1 và bài 2 của 02 độc giả

Go down

Cảm nhận tập thơ sắp xuất bản NỖI NHỚ THỜI GIAN bài 1 và bài 2 của 02 độc giả Empty Cảm nhận tập thơ sắp xuất bản NỖI NHỚ THỜI GIAN bài 1 và bài 2 của 02 độc giả

Bài gửi by phuochieu 11/12/13, 04:07 pm

Các bạn đã có thời gian đọc tập thơ sắp xuất bản của mình chưa nhỉ? Mình gửi lên đây 2 bài cảm nhậ như một sự tri âm của độc giả- điều mà mình rất chờ đợi ở các bạn nhưng chưa thấy. Các bạn rãnh đọc cho vui nhé.

Đôi dòng riêng cảm nhận tập thơ “Nỗi nhớ thời gian” của nhà thơ Hữu Phước
-***-
Đọc thơ của nữ sĩ Hữu Phước từ “Trăng quê” đến “Gọi mình”, tôi cảm nhận từng tình cảm được hệ thống theo chủ đề cảm xúc của nhà thơ. Nếu “Trăng quê” là hình ảnh của quê nhà; là tình cảm luôn âm thầm chảy bên trong con người xa xứ, thì “Gọi mình” là cái đúc kết, chiêm nghiệm cuộc đời ở độ cuộc sống đã căng tròn, nhiều nếm trải.
Nhưng khi cầm bản thảo “Nỗi nhớ thời gian”, đọc một mạch từ đầu đến hết, tôi lại bị lẫn lộn nhiều cảm xúc đan xen. Vâng! Vậy mà đúng thật, đúng là “nỗi nhớ” về “thời gian”. Khi nỗi nhớ cứ đong đầy mà thời gian thì cứ trôi hảy, bao nhiêu cảm xúc lại về từ cái thời đã qua. Nhìn lại một chặng đường dài thấy quá nhiều thương nhớ, rồi tha thiet muốn níu giữ; bao nhiêu điều, bao nhiêu việc cứ thế ngập tràn!
Tuy nhiên, lặng trôi theo muôn ngàn con sóng cảm xúc ta lại có thể chia “Nỗi nhớ thời gian” thành những cảm xúc đậm đặc: Quê xưa, Trường lớp xưa, Tình xưa, Tuổi thơ xưa và Nơi xưa… Đặc biệt tôi chú ý dừng lại ở cảm xúc thứ hai với một tình cảm dạt dào về trường, về lớp; nó chiếm hơn một nửa số lượng của cả tập thơ, cũng là một cảm xúc bao trùm toàn bộ.
Khi “Nỗi nhớ thời gian” chưa hoàn thành thì nó là một dự cảm trìu mến cho “Nỗi nhớ thời gian” hôm nay;
“Có một ngày em ngang qua trường c
Ngập ngừng cơn gió gọi ngày xưa”
...
“Ký ức thời gian ngập tràn hoa đỏ
Trường xưa ơi đâu bóng người xưa
Một ngày nào… ta cũng thành ký ức”.
Hay:
“Em co về thăm trường mùa hạ
Phượng treo rất nhiều thương nhớ ở trên cây

“Em hãy về thăm trường mùa hạ
Để cùng ta ngắm khoảng trời xanh”

“Em hãy về dù thời gian có xa xôi…
Em hãy về, hãy về em nhé nơi đây…”
Tôi nghĩ rằng phải thực sự trăn trở đến như thế nào thì mới kết tụ thành văn chương. Nhà thơ đã gởi mình vào nơi khác, rời nơi thực tại đi một chuyến thăm dò và gặt hái xúc cảm của ngày tới. Vậy là nỗi nhớ đã đi trước thời gian một bước khi sắp phải chia xa, nên càng làm thêm nhiều “Tiếc nuối”:
“Sao tất cả vội thành quá khứ
Cõi trăm năm như áng mây trôi
Hơn nua đường hay đã cuối đường rồi
Lòng giã bạn chắc nhiều lưu luyến lắm…”.
Thế rồi cái dự cảm cũng đi qua; đồng nghĩa với thời gian đã đến, tác giả đã chuẩn bị cho nó từ rất lâu rồi; vậy mà sao vẫn “Còn”, vẫn còn “Lưu luyến”:
“Thôi thì rụng xuống cho xanh
Còn bao nhiêu lá trên cành đong đưa
Trải qua trăm nắng ngàn mưa
Bây giờ rơi xuống cùng vừa thế thôi…”;

“Bạn bè ấy thuộc nhau từng tính nết
Giờ có xa chắc chẳng dễ gì quên
Một lần thôi quy luật của thời gian
Thời tươi ấy… đâu phép màu trở lại”.
Tình cảm còn đầy, khó mà chóng phai, nhưng đã là quy luật cuộc đời thì vẫn còn đây mong đợi; bởi thực tình thì bên mình cũng còn giữ mớ hành trang :
“Thì ngày ấy… có gì đâu nuối tiếc
Ta ra đi với hành trang đầy ắp…”.
Hơn thế nữa, ngoài cái hành trang nhà thơ còn lưu giữ thì cái hành trang để lại cho lớp lớp thế hệ học trò là vô tận. Vì cái “Vườn ươm” tác giả vun trồng suốt mấy mươi năm gắn bó với mái trường đã thực xanh qua bàn tay chăm bón. Giờ thì nó tiếp tục truyền lại và giữ cho nơi ấy càng xanh hơn – một “Vườn ươm”:
“Ngày mai, ngày mai nữa – phía ngày mai
Vườn ươm ấy bao tay người vun xới
Miền xanh ấy cứ mãi xanh vời vợi
Ơi khoảng trời ta đã quá yêu thương”.
Đấy còn vì trong khoảng trời ấy có tôi và cả hành khách của trái tim tôi; một tình cảm trìu mến và sâu nặng:
“Ngoan nhé các em – hành khác trái tim tôi
….
Ngoan nhé các em – những hành khách cuối cùng
….
Các em bây giờ chính là ta thuở trước
Biết mấy tin yêu, biết mấy ngọt ngào…”.
Bao nhiêu lời nhắn nhủ ân cần của cuộc chia xa và còn đó những hoài nhớ, luyến tiếc thì một khát khao, trăn trở và niêm tin lại hiện lên cho điều sắp đến. Bởi sợ rằng sẽ quên mà ta luôn nhớ; sợ rằng con sông kia vẫn âm thầm chảy mà khách xưa chẳng chịu quay về:
“Cả đời ta vốn sợ nỗi thờ ơ
Mong ước mai sau người sẽ nhớ
Cõi mơ xưa ai từng đã âm thầm
Trái tim xưa còn thổn thức nỗi xa xăm”.
Nhắc nhở là vậy vì ta biết lòng nhà thơ vấn vương nên có quyền lo sợ. Nhưng hơn hết tôi vẫn thấy đâu đó còn là niềm tin mãnh liệt ở ngày mai.

“Một trái tim như thể dòng sông
Tràn yêu mến dẫu bên bời bên lở”…

“Tập thơ ấy chứa quá nhiều nỗi niềm của người lái đò, giờ theo quy luật của thời gian phải gác mái chèo nghỉ ngơi mà sao lòng đầy sông nước đến vậy!”(Hữu Phước)
Tôi xin mượn thơ cô và cả lời tâm tình thắm thiết của cô – nhà thơ Hữu Phước để tổng kết cái tình cảm chân thành mà một nhà giáo tận tụy với nghề đã kí gởi hết lòng mình trong “Nỗi nhớ thời gian”. Dù rằng cái quy luật có vận hành để lòng người phải bao nỗi xốn xang, thì tình cảm ấy vẫn chảy trong lòng tác giả. Dự cảm và thoáng niềm riêng; tiếc nuối; mong chờ, âu chăng vẫn là quy luật, một quy luật rất đời và đối với người lại rất người.
phuochieu
phuochieu

Taurus Tuổi : 67
Đến từ : TP Cao Lãnh
Tổng số bài gửi : 70
Điểm : 132
Đã Được Cảm Ơn : 0
Registration date : 03/01/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết