Văn AK5
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chuyện miệt vườn

Go down

Chuyện miệt vườn Empty Chuyện miệt vườn

Bài gửi by sauhong 05/09/09, 02:28 pm

Ngày xưa đám cưới miệt vườn...

[color=blue]Mùa hè năm ngoái, chị Út Lan gọi cho tôi: “Tháng Chạp này chị gả con Hương, cậu mợ và mấy cháu về chơi nghe”. Tôi ngạc nhiên: “Còn tới nửa năm lận mà?”. Chị Út cười giòn: “Biết cậu mợ lu bu nên phải đặt trước như vậy. Cậu mà không về, con Hương nó buồn lắm nghen!”.
Nhanh thật. Mới đó mà đã hơn ba mươi năm. Bỗng dưng tôi thấy bồi hồi khi nhớ lại đám cưới của chị. Đó là một đám cưới như bao đám cưới ở miền quê; chỉ có khác là, cô Út Lan theo chồng bỏ lại tiếng cười trong trẻo khó quên và một nỗi buồn giống nhau của mấy anh thanh niên làng trên xóm dưới, trong số đó có thằng con nít mới lớn là... tôi!
Chị Lan là con bác Hai, một lão nông có chút chữ nghĩa và biết chuyện lễ lạc, phép tắc của người dân miệt vườn. Chị không đẹp nhưng có duyên. Cái duyên con gái trời cho của chị không phải ai cũng có. Tôi nhớ, lúc chị Lan bắt đầu “trổ mã” cũng là lúc mấy anh thanh niên đầu trên xóm dưới biết chải chuốt, chưng diện bảnh bao và làm đủ mọi cách để được chị chú ý. Nhưng trong số đó chỉ có anh Ba Chờ và anh Bảy Đợi là dám nói công khai, mà cũng chỉ dám nói khi “ông thần men” nhập, chớ thường ngày gặp bác Hai thì mặt mày đã “xanh như đít nhái”; còn gặp cô Út thì lúng ta, lúng túng, mặt mày đỏ gay, tay chân thừa thãi, miệng nói chẳng thành lời...
Nhà tôi cách nhà chị Lan một con xẻo. Bên kia và bên này con xẻo là hai cái sàn nước của hai gia đình dùng để giặt giũ, bếp núc. Tôi thường trò chuyện với chị ở cái sàn nước đó. Hai chị em rất thân nhau. Tôi thích được chị sai vặt và thấy vui khi được gần gũi chị. Có nhiều chuyện riêng tư chị chỉ nói mình tôi nghe. Và tôi thấy hãnh diện vì điều đó.
Trước ngày chị đồng ý lấy anh Tư Lự bên xóm rẫy, chị đưa tôi quyển tập trong đó có mấy bài thơ của anh bạn cùng lớp ngoài trường huyện làm tặng chị. Chị nói: “Chuyện vợ chồng là duyên số. Tuy chị lấy anh Tư nhưng người làm mấy bài thơ này mới là người chị để ý đầu tiên. Chị không thể mang nó về nhà chồng, cũng không đành đốt nó đi... Nhờ em giữ giùm...”. Khi nói điều này, tôi thấy đôi mắt chị đượm buồn... và tôi nhận cất giữ giùm chị “chứng tích” của mảnh tình đầu đó.

***
Hôm nhóm họ giả đám cưới chị Út Lan có mặt đầy đủ “nam thanh nữ tú” trong làng. Chú Hai Thơm nhà bên kia sông có mặt sớm nhất để chỉ huy đám trai tráng làm cổng chào, dựng rạp, mượn bàn ghế và mấy bộ ván ngựa của nhà hàng xóm. Mỗi thứ đều được đánh số và ghi sổ cẩn thận để khi xong đám thì biết chỗ mà trả. Tôi cũng lăng xăng ở chỗ mấy anh dựng rạp, thích thú xem họ ốp bẹ chuối vào mấy cây cột tre và buộc lá đủng đỉnh khéo léo đến mức khó tìm được mối dây. Những cửa sổ rạp được trang trí bằng tàu lá dừa uốn cong sau khi đã chặt tỉa phần đầu lá. Bông đủng đỉnh, bông dừa thì làm "màn treo trướng rũ" có tạo hình đôi trái tim lồng vào nhau. Cái bảng “Vu Quy” là món quà tôi tặng chị Út. Tôi đã bỏ ra cả tuần để vẽ đi, vẽ lại hai cái chữ luôn là niềm vui của người này và nỗi buồn của người khác đó. Riêng anh Ba Chờ, anh Bảy Đợi thì “liên kết” cùng nhau làm tặng cô Út đôi long phụng bằng các loại trái cây và lá cỏ trong vùng... Tôi chưa từng thấy cái rạp cưới nào đẹp như vậy.
Phía trước rôm rả còn phía “hậu cần” cũng không kém phần nhộn nhịp. Dưới sự chỉ huy của chị Ba Hơn thợ nấu, mấy chị em trong xóm đã chuẩn bị mọi thứ cho bữa đãi ăn nhóm họ thật vào ngày mai. Một con bò, một con heo, mấy chục gà vịt đã được mổ thịt, sẵn sàng phục vụ mấy trăm thực khách.
Ngày nhóm họ thật mới hơn 8 giờ đã bắt đầu có khách. Anh Ba Muốn lãnh nhiệm vụ chỉ huy đãi ăn đang lăng xăng phân công mấy anh chị em trong nhóm. Người nào viết chữ đẹp thì viết thực đơn dán lên nơi dễ nhận thấy trong rạp, người nào lanh lẹ khéo tay thì được giao bắt mâm. Món ăn đã được dọn sẵn lên các bộ ván ngựa. Món ăn chính, rau sống, nước chấm, bánh mì, bún... được bày ngay ngắn theo thứ tự đã đánh số trên thực đơn. Trai tráng được phân công hai người đãi ăn một bàn. Mấy chị, mấy em thì trông coi bàn ăn của mấy bà, mấy cô. Bọn con nít như tôi thì lo chuyện trà nước, bánh trái...
Hôm đó cũng là ngày anh Tư Lự sang kiếu rể. Mọi người nói đùa là anh sang để dọ thám xem nhà gái có làm đám cưới hay không! Nghe nói hồi xưa chú rể qua nhà gái kiếu rể trước đám cưới cả tháng trời. Nhà gái thường bắt chú rể xay lúa, giã gạo, gánh nước, bửa cũi... để thử thách và cũng nhằm xem sau này anh ta có đủ sức lo cho con gái mình không. Bây giờ thì khác rồi. Anh Tư sang nhà gái chỉ làm mỗi một việc là cùng chị Út Lan đi đến từng bàn tiệc uống chút rượu đáp lại thịnh tình của bà con, hàng xóm. Xong việc, anh lại quay về nhà mình để chuẩn bị rước dâu vào sáng hôm sau.
Đêm trước ngày đưa dâu là đêm rất đáng nhớ của các cô gái sắp về nhà chồng. Với chị Út Lan cũng vậy. Đó là đêm chị lạy tạ ông bà, cha mẹ, bà con nội ngoại để xuất giá. Bà con nội ngoại tề tựu đông đủ trên các bộ ván ngựa. Cái bàn dài giữa nhà thì dành cho các bậc cao niên, vai vế của hai họ. Khi bác Hai thắp mấy nén nhang lên bàn thờ ông bà rồi bước đến bàn thờ bác Hai gái khấn: “Bà ơi, hôm nay tôi gả con Út... Bà có linh thiêng thì phù hộ cho hai đứa nó ăn ở với nhau thuận hòa nghe bà...”, thì mọi người không cầm được nước mắt. Đến lúc chị Út bưng ly rượu dâng cha thay lời báo hiếu thì bác Hai - người vốn nghiêm khắc, cứng cỏi - cũng mếu máo khiến chị Út Lan và cô dâu phụ cũng sụt sùi.
Sau đó, lần lượt từ bậc trưởng thượng đến chú bác, cô dì, anh em ruột và bà con nội ngoại, bạn bè xa gần đều có chút quà tặng chị Lan nhân ngày xuất giá... Xong xuôi, chú Hai Thơm công bố thành phần sẽ đi đưa dâu vào sáng mai. Bên ngoài nhà khách, tiếng đàn guitar phím lõm cũng bắt đầu cất lên réo rắt khiến ruột gan tôi nôn nao. Vui nhất là màn song ca hát nhại lời Tình anh bán chiếu của anh Ba Chờ và anh Bảy Đợi: “... Cô ơi! Tự chúng tôi làm đôi long phụng để điểm tô cho đám cưới này… Hôm nay cô đã quên chúng tôi để cất bước theo chồng... Cô ơi! Đôi long phụng này tự tay chúng tôi làm lấy, chúng tôi đã lựa từng lá cỏ trái cây quê... Nhưng khi chúng tôi làm xong thì cô đã rời bỏ quê nhà qua xứ khác, chúng tôi đứng trước cổng rạp cưới mà nghe nỗi buồn man mác, đôi long phụng này chúng tôi biết tặng cho ai?...”.
Lời ca đó thoạt đầu làm vui mọi người, nhưng khi nghe hai anh ca xong hết bài nó lại gieo vào lòng bà con một nỗi buồn xa vắng...

***
Giữ lời hứa, tháng Chạp năm rồi tôi về quê ăn đám cưới cháu Hương con chị Lan. Đám cưới ngày nay đã khác xưa nhiều. Chỉ cần bấm cái di động “a lô” là các tổ chức dịch vụ cưới hỏi sẽ lo từ A đến Z. Cái rạp cưới cũng được trang hoàng lộng lẫy đủ thứ sắc màu xanh, đỏ, tím, vàng... Mọi việc được làm rất nhanh chóng và chuyên nghiệp. Không còn cảnh làng trên xóm dưới tụ họp, rôm rả như ngày xưa. Tôi nhìn những cánh hoa giả vô hồn trang trí rạp cưới mà lòng chợt buồn mênh mang. Bọn con nít thì chơi toàn nhạc trẻ với guitar điện náo động một góc trời. Mấy câu vọng cổ và bản vắn, bản dài cũng có cất lên nhưng rồi lại chìm khuất trong mớ âm thanh hỗn độn kia... Tôi kéo anh Tư Lự, anh Bảy Chờ, anh Ba Đợi cùng mấy người bạn cũ ra sau hè lai rai nhắc lại chuyện xưa.

Hôm sau, lúc đưa tôi xuống bến sông về lại Sài Gòn, chị Lan ghé tai tôi hỏi nhỏ: “Cuốn tập hồi xưa chị gửi, cậu còn giữ không?”. Tôi tủm tỉm nhìn chị: “Còn chớ sao không!”. Chị ngớ người ra rồi bỗng bật cười: “Về trển, cậu đem đốt nó đi... giữ làm gì...”.
[/color]

Phạm Sáu Hồng
sauhong
sauhong

Libra Tuổi : 63
Đến từ : Hochiminh City
Tổng số bài gửi : 37
Điểm : 40
Đã Được Cảm Ơn : 0
Registration date : 05/08/2008

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết