Văn AK5
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Một nhà giáo được lưu danh sử sách

Go down

Một nhà giáo được lưu danh sử sách Empty Một nhà giáo được lưu danh sử sách

Bài gửi by phanthanhnhon 18/11/08, 05:33 am

Một nhà giáo được lưu danh sử sách


--------------------------------------------------------------------------------


Sau khi chiêm ngưỡng Tháp Bút soi bóng nước Hồ Gươm, bước lên cầu Thê Húc đọng ánh mặt trời qua Đắc Nguyệt Lâu - lầu đẫm ánh trăng - vào thắp nén nhang trước tượng Văn Xương (Thần coi Văn học) và tượng Hưng Đạo Vương (Anh hùng bảo vệ Tổ quốc), tiến ra Trấn Ba Đình (Đình chắn sóng) ngắm Tháp Rùa xa xa, người nay cảm phục người xưa biết tạo ra cảnh quan văn hoá - lịch sử - tôn giáo dựa vào vẻ tự nhiên sẵn có giữa lòng Thăng Long - Hà Nội. Biết bao trí tuệ, công sức đã cống hiến vào đó! Một trong những người có công ấy, là danh nhân văn hoá tiến sĩ Vũ Tông Phan (1800-1851).

Gia đình ông đã di cư từ Hải Dương ra định cư ở thôn Tự Tháp bên Hồ Gươm (nay là các phố Lê Thái Tổ - Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Lúc dầu Vũ Tông Phan học với thân phụ, sau theo học tiến sĩ Phạm Quý Thích, kết bạn với Nguyễn Văn Siêu, Ngô Thế Vinh, Lê Duy Trung và sau này trở thành đồng sự trong chấn hưng văn hoá Thăng Long. Ông đỗ tiến sĩ năm 26 tuổi, chỉ làm quan 7 năm rồi lui về dạy học cho đến cuối đời.

Là người có học, Vũ Tông Phan nhận thức rõ cảnh "xuống cấp" của Hà Nội (do triều Nguyễn hạ thấp văn hoá Thăng Long, độc tôn văn hoá Huế), ông cùng các danh sĩ Bắc Hà như Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Lê Duy Trung, Bùi Như Tùng khởi xướng công cuộc chấn hưng văn hoá Thăng Long, kêu gọi sĩ phu về "làm quân tử trong làng, làm thầy đồ trong xã", mở hàng loạt trường từ quanh vùng hồ Gươm (1834) và ở các làng xã, xây Văn chỉ Thọ Xương (1836) và sáng lập đền Ngọc Sơn (1841) như một cơ sở giáo hoá kẻ sĩ và người bình dân, khắc in và tàng trữ sách, giảng đạo lý cổ truyền, duy trì thuần phong mỹ tục, chống mê tín. Ông đã có thơ:

Hồ Tây cảnh sắc khó đề thơ,
Thu tứ về thêm nhuốm sắc mơ.
Đồi Phượng bóng mây xanh biêng biếc,
Bãi Trâu minh nguyệt sóng lững lờ.
Chùa Tây Trấn Vũ khua chuông rộn,
Gác bắc chài thôn chở nguyệt mờ...

(Vũ Thế Khôn dịch)

Ông còn viết về sông Hồng:

Vạn thuở dòng sông nước chảy xuôi,
Thành xưa cúi vọng ngắm lầu tươi.
Đông Hải nắng rực ngàn sông tới,
Tây Lĩnh mây xanh lặng lẽ trôi...

(Vũ Băng Tú dịch)

Bất kể ý đồ của triều đình Huế, nhưng nỗ lực của sĩ phu và các tầng lớp dân chúng đã đưa Hà Nội vươn lên vị trí thành phố đứng đầu đất nước về nghệ thuật, kỹ nghệ, thương nghiệp, sự giàu có, số dân đông đúc, lịch duyệt và có học vấn. Nhà giáo Vũ Tông Phan đã đào tạo được nhiều người tài giỏi và cũng sáng tác rất nhiều. Đặc biệt có lẽ chưa sĩ phu nào viết nhiều đến thế, viết đến trăm bài về cảnh và người Thăng Long ngàn năm văn hiến, viết nhiều văn bia ở đền Hai Bà Trưng, đền Ngọc Sơn và rất nhiều thơ hoài cổ Thăng Long, ngâm vịnh hồ Hoàn Kiếm.

Ở nhà thơ họ Vũ Lương Ngọc có câu đối:

"Thiên thu đức thụ hoa kỳ kế
Bách đại thư điền cốc dĩ di".

(nghìn năm cây đức hoa nở tiếp,
trăm đời ruộng sách thóc gạo còn dư)

Và cả bức hoành phi do Vua Tự Đức ban cho 4 chữ: "Đào thục hậu tiến" (có công đào tạo lớp người sau). Muốn tra cứu kỹ hơn xin các bạn tìm đọc cuốn "Vũ Tông Phan với văn hoá Thăng Long - Hà Nội" (Xuất bản năm 2001).

Trần Đồng Quang (Báo GD&TĐ)
phanthanhnhon
phanthanhnhon
Người Quản Lý
Người Quản Lý

Libra Tuổi : 63
Đến từ : Đồng Tháp
Tổng số bài gửi : 589
Điểm : 2012
Đã Được Cảm Ơn : 2
Registration date : 27/07/2008

https://vanak5.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết