Văn AK5
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Những đường phố mang tên nhà giáo (tiếp)

Go down

Những đường phố mang tên nhà giáo (tiếp) Empty Những đường phố mang tên nhà giáo (tiếp)

Bài gửi by phanthanhnhon 15/11/08, 04:29 am

Những đường phố mang tên nhà giáo (tiếp)


Đặng Thai Mai (1902 - 1984) quê: huyện Thanh Chương (Nghệ An), thân phụ là cụ Đặng Nguyên Cẩn, đỗ phó bảng, từng làm đốc học, nhưng do hoạt động yêu nước nên bị Pháp đầy ra Côn Đảo.

Đặng Thai Mai tốt nghiệp cao đẳng sư phạm năm 1928. Sau đó, ông dạy trường quốc học Huế. Hai lần, ông bị chính quyền thực dân cầm tù vì tham gia Đảng Tân Việt (một trong các tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Đông Dương) - ra tù, ông dạy học ở Hà Nội.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông được nhận nhiều chức vụ (Chủ tịch ủy ban kháng chiến tỉnh Thanh Hóa, Bộ trưởng Bộ Giáo dục...) lại là đại biểu Quốc hội, là Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật, Viện trưởng Viện văn học Việt Nam...

Ông còn để lại nhiều tác phẩm có giá trị.

Quận Phú Nhuận (TP. HCM) và quận Tây Hồ (Hà Nội) có đường, phố Đặng Thai Mai.

Ca Văn Thỉnh (1902 - 1987), người huyện Mỏ Cày (Bến Tre).

Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm, ông dạy học một thời gian rồi làm đốc học Bến Tre, đồng thời nghiên cứu văn học, sử học. Nam Bộ kháng chiến, ông là ủy viên Uỷ ban kháng chiến, hành chính Nam Bộ. Năm 1946, tham gia phái đoàn Nam Bộ ra Trung ương, nhận nhiệm vụ quyền Bộ trưởng Bộ Giáo dục - năm 1952 trở về làm ủy viên tuyên huấn Trung ương cục miền Nam. Sau 1954, tập kết ra Bắc, từng làm công tác ngoại giao rồi giám đốc thư viện khoa học xã hội. Miền Nam hoàn toàn giải phóng (tháng 4/1975), ông tiếp tục làm Viện trưởng Viện khoa học xã hội (tại TP. HCM).

Ông là thân sinh nhà thơ liệt sĩ Ca Lê Hiến (bút danh Lê Anh Xuân)

Ca Văn Thỉnh là tên một con đường ở quận Tân Bình (TP. HCM)

Đào Duy Anh (1904 - 1988) nguyên quán Tả Thanh Oai (Hà Đông cũ), từ đời ông nội, chuyển cư vào Thanh Hoá.

Có bằng Thành chung (1923), ông làm giáo học tại Đồng Hời (Quảng Bình). Từ 1926, ông thôi dạy học, cộng sự với báo Tiếng dân (của cụ Huỳnh Thúc Kháng, 1927 tham gia Đảng Tân Việt; 1929 bị Pháp bắt; 1930 được trả tự do. Từ đó ông dạy tư ở Huế.

Trong kháng chiến chống Pháp, ông làm việc tại Chi hội Văn nghệ liên khu 4, rồi lên Việt Bắc phụ trách Ban văn sử địa thuộc Bộ Giáo dục. Năm 1953 dạy lớp dự bị Đại học ở Thanh Hóa - Năm 1954 ra Hà Nội giảng dạy ở Đại học sư phạm và Đại học tổng hợp.

Sự nghiệp trước tác của ông cũng rất đồ sộ. Ông đã làm các bộ Từ điển (Hán Việt, Pháp Việt, Từ điển Truyện Kiều) cùng nhiều công trình nghiên cứu sử học, văn học và các lĩnh vực khác.

Quận Phú Nhuận (TP. HCM và quận Đống Đa (Hà Nội) có đường, phố Đào Duy Anh.

Hoàng Minh Giám (1904 - 1995) người làng Đông Ngại (nay thuộc Hà Nội). Cụ thân sinh là Hoàng Tăng Bí, tham gia Đông kinh nghĩa thục, sau đỗ phó bảng nhưng không ra làm quan.

Hoàng Minh Giám tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm Đông Dương rồi làm giáo sư ở Huế, ở Phnom Pênh (Campuchia) - Sau ông từ chức, về dạy tư và làm phó hiệu trưởng trường tư thục Thăng Long ở Hà Nội.

Dưới chính thể Việt Nam dân chủ cộng hòa, ông được giao nhiều trọng trách trong Chính phủ và Quốc hội (Thư ký hội đồng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Văn hóa...).

TP. HCM có đường Hoàng Minh Giám ở quận Phú Nhuận.

Lê Văn Chí (1907 - 1993) quê Đồng Tháp. Tốt nghiệp cao đẳng sư phạm Đông Dương, ông về dạy học tại Mỹ Tho rồi chuyển lên Sài Gòn dạy trường Pétrus Ký. Nam Bộ kháng chiến, ông ra vùng tự do, tiếp tục dạy học và làm hiệu trưởng các trường trung học Nguyễn Văn Tố, Thái Văn Lung... Trong chống Mỹ cứu nước, ông làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục, Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam; uỷ viên Tiểu ban giáo dục thuộc Ban tuyên huấn Trung ương cục miền Nam.

Đường Lê Văn Chí nằm ở quận Thủ Đức (TP. HCM)

Hoàng Xuân Nhị (1914 - 1990) quê Đức Thọ (Hà Tĩnh). Thuở nhỏ, học ở Vinh (Nghệ An), Hà Nội. 1935: du học tại Pháp. Tốt nghiệp cử nhân triết học năm 1937. Năm 1946 về nước tham gia kháng chiến chống Pháp - từng làm giám đốc Sở Giáo dục Nam bộ - Viện trưởng Viên Văn hóa Nam Bộ. Sau tháng 7/1954, ông tập kết ra Bắc làm giáo sư đại học, chủ nhiệm khoa ngữ văn trường đại học Tổng hợp Hà Nội. Ông đã biên soạn một số tác phẩm nghiên cứu văn hoc và dịch thuật.

TP. HCM có đường Hoàng Xuân Nhị ở quận Tân Bình.

Nguyễn Văn Dưỡng (1923 - 1962) là nhà giáo liệt sĩ. Quê ông, nay thuộc quân Phú Nhuận - TP. HCM. Ông du học ở Pháp từ trước từ chiến thế giới thừ 2; đậu tiến sĩ luật hoc. Về nước làm giáo sư Đại học Luật - Sài Gòn. Sau 1954, ông ở trong ban lãnh đạo phong trào hòa bình Sài Gòn - Gia Định, cùng luật sư Nguyễn Hữu Thọ đấu tranh đòi chính quyền Sài Gòn thi hành hiệp định Genève.

Năm 1955, ông bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt giam: ông hy sinh ngày 21 tháng 7 năm 1962.

Tai quận Tân Bình (TP. HCM) có đường Nguyễn Văn Dưỡng

Nguyên Thị Diệu (1926 - 1955), nhà giáo liệt sĩ. Quê huyên Đức Phổ (Quảng Ngãi). Nguyễn Thị Diệu từng học ở Sài

Gòn - đậu tú tài - sau Cách mạng tháng Tám, thực dân Pháp quay trở lại, bà tham gia kháng chiến ngay. Được bầu vào ban chấp hành Hội Phụ nữ cứu quốc Nam bộ.

Tuy xuất thân từ gia đình quan lại triều đình Huế cũ nhưng bà sống giản dị, hòa mình với quần chúng. Năm 1950 bà xuống miền Tây hoạt động, học bơi xuồng để một mình đi công tác tới các vùng nông thôn hẻo lánh. Năm 1952 bà phụ trách công tác thuế nông nghiệp. Sau hiệp định Genève, bà về Sài Gòn dạy học tại trường tư thục Đức Trí để hoạt động bí mật. Bọn tay sai Ngô Đình Diệm phát hiện; bà bị bắt ngày 6-7-1955 giữa lúc đang đứng trên bục giảng. Chúng tra tấn bà đến chết, lúc đó bà đang mang thai.

TP. HCM có đường Nguyễn Thị Diệu (được đặt tên từ 1985).

Nhất Chi Mai (1934 - 1967), nhà giáo liệt sĩ. Tên thật: Phan Thị Mai, sinh tại xã Thái Hiệp Thành (Tây Ninh). Sau khi tốt nghiệp trường quốc gia sư phạm, cô làm giáo viên tiểu học ở trường Tân Định (Sài Gòn). Cô còn học Đại học văn khoa và cao đẳng Phật học Vạn Hạnh. Cô đã tham gia nhóm "Thanh niên phụng sự xã hội" (một hội đoàn thanh niên ở Sài Gòn lúc bấy giờ) - là người chị của hàng trăm trẻ em mồ côi, là người bạn của bao người nghèo tại các xóm lao động ngay nội ô Sài Gòn. Trước sự bạo tàn của quân xâm lược cô quyết lấy thân mình làm cây đuốc rực lửa, thúc đẩy đấu tranh chống Mỹ, Ngụy.

Ngày 8 tháng 4 Đinh Mùi (tức 16-5-1967), cô đã ngồi tự thiêu tại chùa Từ Nghiêm (Sài Gòn) để lại thư tuyệt mệnh và nhiều di bút.

Đường Nhất Chi Mai nằm ở quận Tân Bình (TP. HCM).

Việc những đường phố mang tên nhà giáo xuất hiện ngày càng nhiều những năm vừa qua đã làm rạng rỡ hơn bao giờ hết truyền thống của nhà giáo Việt Nam trong thời đại mới.

Liên Hoa (Báo GD&TĐ)
phanthanhnhon
phanthanhnhon
Người Quản Lý
Người Quản Lý

Libra Tuổi : 63
Đến từ : Đồng Tháp
Tổng số bài gửi : 589
Điểm : 2012
Đã Được Cảm Ơn : 2
Registration date : 27/07/2008

https://vanak5.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết