Văn AK5
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Những đường phố mang tên nhà giáo

Go down

Những đường phố mang tên nhà giáo Empty Những đường phố mang tên nhà giáo

Bài gửi by phanthanhnhon 15/11/08, 04:26 am

Những đường phố mang tên nhà giáo


--------------------------------------------------------------------------------


Chu Văn An người huyên Thanh Trì - Hà Nội. Nổi tiếng chính trực, học vấn uyên thâm. Ông đậu Thái học sinh và ở nhà dạy học. Gần xa theo học rất đông. Những người nổi danh đương thời như Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát... đều từng thụ giáo ông. Chu Văn An còn làm tư nghiệp Quốc Tử Giám. Đời Trần Dụ Tông, gian thần làm nhiều điều vô đạo, Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên. Vua không nghe. Ông lui về ở ẩn. Sau khi mất (1370) Chu Văn An được thờ tại Văn Miếu, ngang hàng với các bậc hiền triết. Hà Nôi ngày nay có phố mang tên Chu Văn An.

Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491, mất năm 1585, quê làng Cổ Am (nay thuộc Hải Phòng). Học giỏi, đỗ đầu 3 khoa (thi Hương, thi Hội, thi Đình). Là Trạng Nguyên, ông cũng chỉ làm quan 8 năm rồi về dạy học ở quê hương (bên dòng sông Tuyết Giang), được tôn xưng là "Tuyết Giang phu tử". Ông la thầy học của nhiều danh thần, danh sĩ: Lương Hưu Khánh, Phùng Khắc Khoan (trạng Bùng), Nguyễn Dữ (tác giả "Truyền kỳ mạn lục")..v.v.

Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại nhiều thơ văn (Hán, Nôm) ca ngợi đạo đức của con người chân chính và tố cáo sự thối nát của xã hội phong kiến đương thời.

Thủ đô Hà Nôi có phố Nguyễn Bỉnh Khiêm; Thành phố Hồ Chí Minh có tới 3 con đường mang tên ông (ở quận I, quận Gò Vấp, quận Thủ Đức).

Nguyễn Đình Chiểu sinh năm 1822, mất năm 1888. Là nhà thơ lớn của dân tộc, là một trong những nhân vật tiêu biểu cho tinh thần bất khuất của miền Nam tại thời kỳ đầu thực dân Pháp xâm lược, nhưng Nguyễn Đình Chiểu cũng là một nhà giáo (nhân dân thường gọi là Cụ Đổ Chiểu).

Nguyễn Đình Chiểu người vùng Gia Định xưa (nay thuộc TPHCM); 21 tuổi đỗ tú tài, đến 26 tuổi bi mù cả hai mắt. Từ đó, Nguyễn Đình Chiểu làm nghề dạy học. Bọn Pháp thấy Nguyễn Đình Chiểu có uy tín lớn trong dân chúng nên nhiều lần tìm cách mua chuộc nhưng trước sau, Nguyễn Đình Chiểu không cộng tác với quân cướp nước. Ông ở lại nông thôn, tiếp tục dạy hoc và sáng tác thơ văn, nêu cao đạo lý chính nghĩa, nêu cao lòng yêu nước, căm thù giặc. Hầu như ai cũng nhớ hai câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu.

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.

Nhiều tỉnh thành đã lấy tên Nguyễn Đình Chiểu đặt cho đường phố, cho trường học.

Võ Trường Toản người huyện Bình Dương cũ (nay thuộc TP. HCM) ông học rộng đức cao, không cầu danh, chỉ ở ẩn dạy học. Võ Trường Toản là người thầy đã có công đào tạo nên một loạt danh sĩ đất Gia Định xưa. Nguyễn ánh (sau là vua Gia Long) thường triệu ông đến giảng sách. ý muốn trọng dụng nhưng ông nhất định không nhận quan chức. Ông mất năm 1792 được ban mỹ hiệu: "Gia Định xử sĩ Sùng Đức Võ tiên sinh". Môn sinh của ông đã có đôi liễn tưởng niệm thầy. Dịch nghĩa là:

Khi sống, giáo huấn được người, không con như có con
Lúc chết thanh danh để lại, tuy mất mà không mất

Võ Trường Toản rất xứng đáng với danh xưng "Bách niên sư biểu" mà học giới Gia Định thời ấy đã dành cho ông.

Võ Trường Toản được đặt tên cho hai con đường (ở quận 5 và quận Bình Thạnh TP. HCM)

Nguyễn Văn Ngọc sinh năm 1890, mất nằm 1942. Nguyên quán: Hải Dương. Trên 30 năm (bằng hơn nửa cuộc đời ông) Nguyễn Văn Ngọc đứng trong giáo giới. Ông dạy học ở nhiều trường (tiểu hoc, cao đẳng tiểu học rồi trường Hậu bổ, trường sư phạm). Từng làm thanh tra các trường sơ học; phụ trách cục tu thư của nha hoc chính; Hội trưởng Hội ái hữu các nhà giáo. Năm 1934 được bổ nhậm đốc học tỉnh Hà Đông. Nguyễn Văn Ngọc còn biên soạn sách giáo khoa và sách nghiên cứu có giá trị. Ông rất quan tâm khai thác những vốn quý trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.

Hà Nội và TPHCM đều có tên đường phố Nguyễn Văn Ngọc.

Cao Xuân Huy (1900 - 1983), người Diễn Châu (Nghệ An). Cao Xuân Huy xuất thân trong một gia đình khoa bảng. Ông nội (Cao Xuân Dục) đỗ cử nhân, làm đến thượng thư bộ Học, tổng tài quốc sử quán. Cha (Cao Xuân Tiếu) làm giáo

thụ Diễn Châu, sau thi đậu phó bảng - gia đình ông có một thư viện lớn vào bậc nhất nước. Cao Xuân Huy tốt nghiệp trường cao đẳng sư phạm năm 1925 - Ông đã dạy học ở Sài Gòn, Huế đồng thời nghiên cữu triết học. Sau Cách mạng tháng Tám 1945 ông làm hiệu trưởng trường trung học Nguyên Xuân Ôn (Nghệ An). Ông còn giảng dạy tại nhiều trường đại học - làm giáo sư chính lớp Hán Nôm: Lại dạy các lớp chuyên tu sau đai học. Giáo sư Cao Xuân Huy đã làm công việc cao quý của người thầy giáo suốt hơn nửa thế kỷ. Nhiều thế hệ hoc trò đã có hạnh phúc được thụ giáo người thầy uyên bác, tân tụy: giáo sư Cao Xuân Huy.

Ở TPHCM có đường Cao Xuân Huy (tên người cháu) và đường Cao Xuân Dục (tên người ông).

Trường hợp hơi hiếm với giáo giới ta là: một gia đình ba anh em ruột cùng có tên trong sách giới thiệu "Đường phố thành phố Hồ Chí Minh" (Nhà xuất bản Văn hóa thông tin - tháng 7/2001). Ba anh em Dương Bá Trạc, Dương Quảng Hàm, Dương Tụ Quán, người làng Phú Thị, tỉnh Hưng Yên. Thân phụ (Dương Trọng Phổ) là một cụ đồ, có những hoạt động yêu nước nên năm 1909, cụ bị Pháp đầy ra Côn Đảo. Được tha về, cụ tiếp tục dạy học.

Dương Bá Trạc sinh năm 1884; nổi tiếng hay chữ; mới 16 tuổi đã đỗ cử nhân. Không muốn làm quan mà chỉ lo sao nước nhà thoát khỏi vòng nô lệ. Năm 1906 (22 tuổi) Dương Bá Trạc đã cùng Phan Chu Trinh tìm cách lên Yên Thế, gặp Hoàng Hoa Thám bàn kế hoạch đánh Pháp. Tiếp đó, Dương Bá Trạc tham gia Đông Kinh nghĩa thục, nhận các việc dạy học, diễn thuyết cổ động tân học, hô hào duy tân, tự cường. Lại được cử vào ban tu thư của nhà trường. Năm 1908, Dương Bá Trạc bị Pháp bắt, kết án 15 năm biệt xứ, đầy đi Côn Đảo. Được mấy năm, chúng đưa về an trí tại Long Xuyên. Tới 1917 mới tha, cho ra Bắc. Toàn quyền Pháp nhiều lần mua chuộc, bổ ông làm tri huyện nhưng ông vẫn khảng khái từ chối. Ông viết báo, làm sách. Một số tác phẩm đã được xuất bản.

Tháng 10/1943, ông bị quân Nhật ở Đông Dương đưa sang Singapore - năm sau (1944), ông bệnh nặng, mất ở đó.

Dương Bá Trạc được đặt tên cho một con đường ở quận 8 TP. HCM.

Dương Quảng Hàm là một nhà giáo liệt sĩ. Ông đã hy sinh tại Hà Nội trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến (tháng 12/1946). Sinh năm 1898, đến năm 1920, Dương Quảng Hàm đỗ đầu trong kỳ thi tốt nghiệp trường cao đẳng sư phạm. Từ đó, liền 25 năm, ông là giáo sư trung học. Cách mạng tháng Tám thành công, giáo sư được cử làm thanh tra trung học vụ rồi hiệu trưởng trường Chu Văn An (tức trường Bưởi cũ). Dương Quảng Hàm là người thầy mẫu mực, được tôn kính về nhân cách, về học vấn. Ông còn là nhà tu thư, đã viết nhiều sách giáo khoa (từ bậc tiểu học đến bậc trung học - có sách bằng tiếng Pháp). Chỉ riêng cuốn "Việt Nam văn học sử yếu" đã là một công trình làmm cho tên tuổi Dương Quảng Hàm được cả giáo giới và văn giới ngưỡng mộ từ hơn nửa thế kỷ qua. Cuốn "Việt Nam văn học sử yếu" ra đời năm 1941, đến nay đã được tái bản 14 lần. Trong những năm vừa qua, đã có nhiều buổi lễ kỷ niệm và hội thảo khoa học về giáo sư Dương Quảng Hàm nhằm ghi nhận công lao đào tạo và trước tác của giáo sư.

TP. HCM và thủ đô Hà Nội đều có đường phố Dương Quảng Hàm.

Dương Tụ Quán (1901 - 1969) là người em út. Thuở nhỏ học chữ Nho sau chuyển qua Tây học Từ 1921, làm thầy giáo dạy nhiều trường (ở Thái Bình, Hải Phòng, Hà Nội, Sơn Tây).

Dương Tụ Quán cũng vừa dạy học vừa soạn sách. Có cuốn sách giáo khoa được dùng trong các trường tiểu học từ 1926 đến 1945. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, cuốn "80 bài thơ ca yêu nước" của ông soạn, đã được Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà cho xuất bản để các trường kịp sử dụng ngay năm 1946.

Năm 1929, ông thôi dạy học, về lập nhà in, xuất bản sách và làm báo. Ông đã chủ trương các tờ "Văn học tạp chí", "Đông tây báo" (tờ này bị thực dân Pháp cấm năm 1935), "Ngày mới"... Ông cũng là người sáng lập tạp chí Tri Tân. Học trò ông (là nhà văn Nguyễn Huy Tưởng) và các bạn của ông (như Hoàng Thúc Trâm, Nguyễn Văn Tố, Trần Văn Giáp...) đều là những cây bút thường xuyên cộng tác với tạp chí Tri Tân.

Qương Tụ Quán còn là tác giả một số sách nghiên cứu văn, sử và dịch thuật.

Ở huyện Bình Chánh - TP. HCM, có một con đường mang tên Dương Tụ Quán.

Hoàng Ngọc Phách (1896 - 1973), người huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh), ông là nhà giáo, là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học. Sau khi tốt nghiệp trường cao đẳng sư phạm Đông Dương, ông dạy học ở nhiều nơi, Cách mạng tháng Tám thành công, ông làm giám đốc học khu Bắc Ninh, rồi giám đốc giáo dục khu 12 (1945 đến 1951); giám đốc trường cao đẳng sư phạm trung ương. Lại ở trong ban tu thư của Bộ Giáo dục.

Nhiều tác phẩm của ông đã được xuất bản:

- Tố Tâm (1925), tái bản nhiều lần

- Thời thế với văn chương (1941)

- Thơ văn Nguyễn Khuyến (hợp soạn 1957)

- Giai thoại văn học Việt Nam (1965)

Quận Tân Bình (TP. HCM) và quận Đống Đa (Hà Nội) có đường phố Hoàng Ngọc Phách.
phanthanhnhon
phanthanhnhon
Người Quản Lý
Người Quản Lý

Libra Tuổi : 63
Đến từ : Đồng Tháp
Tổng số bài gửi : 589
Điểm : 2012
Đã Được Cảm Ơn : 2
Registration date : 27/07/2008

https://vanak5.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết