Văn AK5
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Ai còn mẹ xin chớ làm mẹ khóc/Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không!

3 posters

Go down

Ai còn mẹ xin chớ làm mẹ khóc/Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không! Empty Ai còn mẹ xin chớ làm mẹ khóc/Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không!

Bài gửi by sauhong 09/08/08, 03:23 pm

Cây viết bis

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm bún, lưỡi lừa cá xương


Năm tôi học lớp hai trường tiểu học Bồ Đề Phước Hậu là năm tôi biết như thế nào là nỗi buồn vắng mẹ. Năm đó vì hoàn cảnh khó khăn của gia đình, má tôi phải theo cậu Út sang Gò Công (tỉnh Định Tường, tức Tiền Giang ngày nay) làm thuê kiếm tiền gửi về nuôi mấy anh chị em tôi. Sự thiếu vắng bàn tay chăm sóc ấm áp của người mẹ ngày một lớn dần trong tôi, nó làm tôi hụt hẫng trước đám bạn. Tôi hay buồn, và theo ngày tháng nỗi buồn đó nó cứ dài ra… Mỗi lần nhớ má, trên đường đi học về, tôi thường tách khỏi đám bạn chui vô giữa đám lúa đang trổ đòng đòng, ngồi khóc…

Từ xóm tản cư ra chợ chừng cây số là đến bến đò An Thới, người dân bên này muốn đi chợ Trà Ôn đều phải sang con đò AnThới. Cách bến đò vài trăm mét là một lò gạch lớn với vài ba ống khói vươn lên trời nhả mây đen mù mịt. Hình ảnh cái lò gạch đó sẽ mãi không phai trong tâm trí của người dân xóm tản cư. Đó là nơi hàng chục gia đình chạy giặc tìm cuộc mưu sinh.

Chị Tư tôi nghỉ học làm thuê ở đó. Bây giờ tôi không còn nhớ nhiều về cái khoảng thời gian chị làm thuê ở lò gạch. Tôi chỉ nhớ man mán một điều là mình không hiểu làm thế nào mà chị có thể bưng được những cục gạch kia dưới đôi tay nhỏ bé của mình. Càng lớn, chị Tư càng đẹp ra. Chị có nước da trắng mịn, mái tóc mượt mà và gương mặt thanh tú mà không phải con nhà nghèo nào cũng có được. Năm đó, chị Tư tôi bắt đầu khiến mọi người phải nghĩ: xóm tản cư rồi sẽ có một “hoa hậu”… Cho đến bây giờ chị tôi vẫn không có một danh hiệu “hoa hậu” nào; nhưng trong lòng tôi thì từ ngày đó cho đến tận bây giờ, chị đã là “hoa hậu” rồi.

Chị tôi không là hoa hậu nhưng sau này chị sinh cho tỉnh Vĩnh Long một hoa hậu. Đó là đứa cháu đầu tiên của nhà tôi. Bé Huyền. Dù năm nay, cháu tôi đã 31 tuổi và đã làm mẹ, nhưng cả nhà vẫn gọi nó bằng cái tên thật trìu mến, yêu thương là “bé Huyền”. Năm 16 tuổi, nó lén gia đình đi thi và đạt danh hiệu hoa khôi trong cuộc thi sắc đẹp đầu tiên của tỉnh. Lúc đó, chị Tư tôi chắc là hạnh phúc lắm…

Chị Tư đi làm, mọi việc trong nhà đều do chị Năm tôi quán xuyến. Thật ra thì cũng chẳng có gì mà quán xuyến. Nhà đi ba bước đã từ đàng trước ra đàng sau, quơ vài chổi đã sạch trơn. Quần áo mấy chị em chỉ vài ba bộ mặc đến sờn vai khi giặt còn không dám vò mạnh. Chỉ có anh Ba là sướng nhất, được bà nội bắt ra chợ nuôi cho ăn học. Chị Năm chỉ cực mỗi chuyện bếp núc. Chị phải đi học như tôi, cô Bảy và cô Tám nhưng chị phải sắp xếp thời gian lo cho chúng tôi ngày hai bữa.

Tôi còn nhớ món kho nào chị làm cũng mặn, cái mặn của muối hột hoặc thứ nước mắm được làm từ loại muối đó. Sau này tôi mới hiểu hết được cái “ý nghĩa” của sự mặn đó. Chị Năm ít nói nhưng chu đáo trong mọi việc, hay lo và gương mặt lúc nào cũng buồn. Người ta nói chị ít cười vì có hàm răng bị sâu ăn chỉ còn lưa thưa vài cái. Tôi không nghĩ vậy. Có thể lúc đó chị đang buồn một nỗi buồn vắng mẹ giống như tôi. Có điều là nỗi buồn của tôi được cất kỹ trong lòng, nó chỉ tuôn trào với mấy… bụi lúa mà thôi!

Tôi nhớ nhất vào những bữa cơm, sau khi dọn lên bàn, chị Năm thường nói với mấy đứa em cái câu mà bữa ăn nào cũng có: “Ăn nhín nhín thôi, có bao nhiêu đó là hết rồi nghe”. Chị nói vậy chớ sau khi chúng tôi ăn hết phần đồ ăn đã dọn, chị lại múc thêm phần nữa và nói: “Lần này nữa thôi nghe”. Hai câu nói đó nó theo chị em chúng tôi ngày này qua ngày kia, tháng này qua tháng nọ, nghe riết rồi quen… Đến khi hiểu được thì cứ vậy mà ăn, hết phần này sẽ… có thêm phần nữa và… thấy thương chị Năm vô cùng!

Đó là cái khoảng thời gian chị em chúng tôi có chung một nỗi buồn, một nỗi nhớ thương, một sự trống vắng mà mỗi chúng tôi đều cảm nhận được và giữ nó trong lòng. Tôi nhớ nhất tiếng đập muỗi mỗi đêm của má khi bà buông mùng dỗ chúng tôi ngủ. Cái âm thanh đó nó phát ra từ tấm lòng của một người mẹ, nó đưa chúng tôi đi vào giấc ngủ bình yên và ngọt ngào, nó làm quên đi chiến tranh và nghèo khó mà đến sáng mai thức dậy chúng tôi sẽ phải đối diện… Sau này, khi cưới vợ có con rồi, mỗi lần về quê thăm má, bà vẫn giăng mùng, đập muỗi cho tôi ngủ y như ngày xưa.

Tôi nhớ bàn tay gầy guộc, ấm áp của má sờ lên trán mỗi lần tôi bị “nóng lạnh”. Bàn tay đó của người mẹ chính xác như cái nhiệt kế của thầy thuốc nhưng nó hơn cái nhiệt kế ở chỗ là không lạnh lùng và vô cảm. Hồi đó không nhiều thuốc như bây giờ, mỗi lần bị cảm sốt thì chị em chúng tôi chỉ uống mỗi một loại thuốc “Đầu thống tán, ngoại cảm tán” (mà chúng tôi gọi đùa là “Đầu tổng thống, ngoại tổng thống”) bán ở tiệm tạp hóa của ông Chằn Bè cùng xóm. Thuốc đó đắng khó uống nhưng rất công hiệu. Thương má, tôi “nhắm mắt, nhắm mũi” ực một cái rồi trùm mền lại, mồ hôi vả ra là bệnh mười phần hết bảy tám phần.

Không có má, tôi bệnh, chị Năm lại mua thuốc đó cho uống… Mỗi lần bị bệnh, tôi ước có được hơi ấm bàn tay của má sờ lên trán tôi. Tôi sốt và thiếp đi trong giọng buồn não nuộc của ai đó bên hàng xóm hát ru em:

Ầu… ơ… Chiều chiều chim vịt kêu chiều
Ầu… ơ… Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột… đau…

Và mỗi lần như vậy, tôi lại “chiêm bao” thấy má về…

***

Má tôi về vào một sáng tháng Chạp.

Ruộng lúa phía sau ngôi trường đang độ chín vàng, cái màu vàng óng ả đó ngày nào cũng rì rào bên tai tôi dịu êm như tiếng ru ngọt ngào của mẹ. Mấy bụi súng dưới ao trước sân trường trổ bông, xòe những ngón thon thả như bàn tay mẹ hiền. Cây điều thả bông đỏ đất. Cây mận oằn trái non tơ. Cây bồ đề xum xuê lá mới…. chim chóc rộn ràng reo vui…

Sáng hôm đó khoảng chín mười giờ, tôi đang ngồi trong lớp học thì thấy chiếc xe đò ngừng ngay cổng trường. Cả lớp ngoái đầu nhìn ra. Má tôi bước xuống xe. Tôi đứng bật dậy và… không còn nghe tiếng thầy giảng bài nữa. Má tôi đứng trước cửa lớp nói chuyện một hồi thì thầy gọi tôi lên và cho về. Hai má con ôm nhau khóc trước sân trường rồi đi về nhà trên con bờ mẫu vắt ngang qua dang đồng. Má tôi kể biết bao là chuyện, hỏi tôi đủ thứ việc ở nhà… Hình như lúc đó tôi không nói được gì, chỉ im lặng tận hưởng cái giây phúc được gặp lại má mà thôi…

Ngoài quà bánh ra, má còn cho chị em tôi mỗi đứa một món đồ. Má cho tôi cây viết bis của Mỹ. Đó là cây viết mà ngày nay ai cũng biết nhưng hồi thời đó ở quê mấy người có được. Chúng tôi đến trường với ngòi viết lá tre, bình mực và giấy chậm. Được sở hữu một cây viết như thế với tôi là cả một niềm tự hào và hãnh diện. Tôi mang vào lớp khoe, đám bạn xúm xít lại xem như một báu vật. Sau khi mang vào lớp lòe chúng bạn, tôi không xài cây viết đó mà cất đi và giữ gìn nó như giữ gìn một thứ gì thiêng liêng nhất trên đời mà tôi có được…

Lần về đó, má tôi không đi làm thuê xa nữa…

Mùa Vu lan 2008

Phạm Sáu Hồng
sauhong
sauhong

Libra Tuổi : 63
Đến từ : Hochiminh City
Tổng số bài gửi : 37
Điểm : 40
Đã Được Cảm Ơn : 0
Registration date : 05/08/2008

Về Đầu Trang Go down

Ai còn mẹ xin chớ làm mẹ khóc/Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không! Empty Re: Ai còn mẹ xin chớ làm mẹ khóc/Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không!

Bài gửi by phanthanhnhon 12/08/08, 06:23 am


Sáng tác: Phạm Thế Mỹ</A> - Thể hiện: [url=http://www.nhacso.net//Music/Artist/2006/02/05F605B1/]Hương Giang
[/size]
[/td]</TR></TABLE>
Ai còn mẹ xin chớ làm mẹ khóc/Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không! ListenBông Hồng Cài Áo
Sáng tác: Phạm Thế Mỹ - Thể hiện: Hương Giang

Tặng Hồng một bài hát trong mùa Vu lan 2008.
Trong cuộc đời không ai thương yêu mình như mẹ mình đã từng yêu thương mình.
phanthanhnhon
phanthanhnhon
Người Quản Lý
Người Quản Lý

Libra Tuổi : 63
Đến từ : Đồng Tháp
Tổng số bài gửi : 589
Điểm : 2012
Đã Được Cảm Ơn : 2
Registration date : 27/07/2008

https://vanak5.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Ai còn mẹ xin chớ làm mẹ khóc/Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không! Empty ngoi buon nho Me ta xua . . .

Bài gửi by lengocct2004 29/07/10, 07:11 am

Đọc bài viết mà lòng buồn da diết . . .tôi bỗng nhớ lại tôi đã làm Mẹ mình khóc thật nhiều . Thời cò trẻ tôi là một cô gái hiếu thắng , tôi ít chịu nghe lời mẹ " cá không ăn muối cá ươn . ." tôi đã trả giá cho nhưng sai lâm ấy ! giờ mẹ tôi đã già ,tôi muốn làm tất cả những gị có thể đê mẹ tôi được vui ,những lần họp lớp mà tôi không đến được với bạn bè là vì mẹ tôi bệnh . Tôi đang cố gắng sửa sai dù cũng đã muộn màng !
lengocct2004
lengocct2004

Leo Tuổi : 63
Đến từ : thanh pho Can Tho
Tổng số bài gửi : 12
Điểm : 26
Đã Được Cảm Ơn : 0
Registration date : 24/05/2009

Về Đầu Trang Go down

Ai còn mẹ xin chớ làm mẹ khóc/Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không! Empty Re: Ai còn mẹ xin chớ làm mẹ khóc/Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không!

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết